11 công thức viết content bán hàng hiệu quả nhất. Khách hàng ngày càng thông thái, họ thường có xu hướng bỏ qua khi đọc bất cứ bài viết nào có dấu hiệu quảng cáo quá lộ liễu. Để thuyết phục khách hàng ở lại bài đọc và hơn hết là mua sản phẩm thì nội dung bài viết của bạn phải đáp ứng được các yêu như hấp dẫn, thu hút, có giá trị,…Tuy nhiên, làm cách nào để truyền đạt thông tin một cách hợp lí, khiến khách hàng thích thú mà vẫn đạt được mục đích cuối cùng của mình là bán hàng. Bí quyết nằm ở 11 công thức viết content bán hàng mà học cùng Định sẽ chia sẻ ngay sau đây.
1. Công thức BAB( Before – After – Bridge)
Đây là công thức viết content bán hàng cực hiểu quả mà mình áp dụng trong công việc.
Các bạn có thể hiểu đơn giản công thức này như sau:
- Before: Là những vấn đề mà bạn gặp phải trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- After: Là kết quả mà khách hàng đạt được sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.
- Bridge: Được hiểu là cầu nối giữa before và after, chính là sản phẩm của bạn. Bridge nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Qua đó quảng bá sản phẩm đến khách hàng.
Thoạt nhìn, thì công thức viết content bán hàng này khá cơ bản. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì nó có tính ứng dụng cao và mang lại hiệu quả tích cực khi quảng bá sản và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.
2. Công thức AIDA( Awareness – Interest – Desire – Action)

AIDA được xem là một công thức viết content bán hàng kinh điển, đã xuất hiện từ rất lâu trước đó
- Awareness: Chú ý
Khi khách hàng lướt qua một bài bất kỳ thì thứ đập vào mắt họ đầu tiên sẽ là hình ảnh, video hay những dòng chữ đầu tiên. Và nếu những điều này đủ thu hút thì khách hàng mới ở lại bài viết của bạn lâu hơn. Để gây được sự chú ý với khách hàng bạn có thể thực hiện theo những điều sau:
+ Gọi danh xưng( chức danh): Hành động này nhằm mục đích đánh vào các đối tượng cụ thể, khiến họ cảm thấy tò mò về bài viết.
Ví dụ: Top 8 sản phẩm các mẹ bầu nhất định phải biết( Với tiêu đề này bạn sẽ kích thích sự chú ý của các mẹ bầu, khiến họ tò mò rằng liệu 8 sản phẩm này là gì? mình đã biết chưa? nó có tốt cho mẹ và bé thật không?…)
+ Thông tin thời sự/ thông báo: Bạn có thể đưa đến các thông tin mới có tính thời sự như: covid19, đậu mùa khỉ,…Vì nó đang là chủ đề nóng nên được rất nhiều độc giả quan tâm.
+ Trends: Có lẽ đây không còn là chủ đề quá xa lạ. Cứ trung bình mỗi giờ lại xuất hiện một trends mới khiến cả mạng xã hội dậy sóng. Khi bạn mang đến các bài viết bắt trends sẽ khiến nhiều người thích thú và theo dõi hết bài viết của bạn.
+ Lợi ích/ nỗi đau của khách hàng: Đây là một tips khá phổ biến. Khi bài viết của bạn chạm đúng nỗi đau của khách hàng, sẽ khiến họ cảm thấy quan tâm và muốn biết liệu dịch vụ hay sản phẩm của bạn có thật sự có thể giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải không và sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại lợi ích gì cho những vấn đề mà họ đang gặp phải.
+ Lời hứa lớn/ bằng chứng: Khi bạn đưa ra những lời hứa và bằng chứng thuyết phục thì khách hàng sẽ có lòng tin nhiều hơn vào những gì bạn nói.
Ví dụ: 99% các mẹ bầu đều sử dụng sản phẩm này.
+ Thời sự + lợi ích + nỗi đau: Đây là cách cộng dồn những yếu tố trên lại để có thể cùng lúc đánh vào tâm lý khách hàng. Lưu ý, hãy sử dụng công thức này một cách khéo léo, chỉ chọn những gì đắt giá nhất, không tham quá nhiều thông tin mà khách hàng không cần đến.
- Interest: Tạo sự thích thú cho khách hàng.
Để làm được điều này thì bạn phải đưa ra những tính năng và lợi ích của sản phẩm. Khi khách hàng cảm thấy những tính năng và lợi ích bạn mang lại có giá trị thì họ sẽ quan tâm hơn đến sản phẩm của bạn.
Lưu ý: Bạn nên triển khai những lợi ích và tính năng có giá trị nhất, đồng thời nghiên cứu đối thủ cạnh trên và đưa ra những lợi ích mà chỉ doanh nghiệp bạn mới có.
- Desire: Khơi gợi sự ham muốn của khách hàng.
Sau khi khách hàng đã thích mặt hàng của bạn thì bước tiếp theo bạn phải giảm thiểu rủi ro và tăng cam kết. Qua đó khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn.
Ví dụ: Khi bạn mua tủ lạnh
Cam kết bảo hành 12 tháng, đổi trả trong vòng 1 tuần nếu sản phẩm mắc lỗi.
- Action: Kêu gọi hành động
Bạn có thể kêu gọi hành động bằng cách:
+ Giảm giá/ khuyến mãi
+ Số lượng có hạn
3. Công thức PAS( Problem – Agitate – Solve)

- Problem: Nếu ra vấn đề
- Agitate: Kích thích
- Solve: Đưa ra hướng giải quyết
Với công thức viết content bán hàng này bạn có thể xoáy sâu vào nỗi đau của khách hàng. sau đó, kích thích bằng cách phân tích những cái tiêu cực mà nỗi đau đó có thể mang lại. Cuối cùng là đưa ra các sản phẩm và dịch vụ của mình, có khả năng giải quyết những vấn đề đó.
Ví dụ: Sản phẩm thuốc chống rụng tóc
P: Hiện nay, tình trạng rụng tóc đang ngày một phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau( dầu gội kém chất lượng, thiếu chất dinh dưỡng, di truyền,…)
A: Việc rụng tóc xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến tóc bị thưa
S: Sản phẩm thuốc chống rụng tóc không chỉ giúp tóc hạn chế rụng đáng kể mà còn kích thích mọc tóc. Bên cạnh đó còn có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất an toàn cho sức khỏe người dùng.
Đây là công thức viết content bán hàng khá toàn năng bạn có thể sử dụng nó để quảng bá nhiều mặt hàng khác nhau. Không những thế nó còn ứng dụng được trên nhiều phương diện: chạy ads, landing page, content social,…
4. Công thức FAB( Features – Advantages – Benefits)
- Features: Tính năng, đặc tính của sản phẩm
- Advantages: Ưu điểm, sự khác biệt của sản phẩm so với những mặt hàng tương tự trên thị trường
- Benefits: Lợi ích mà sản phẩm mang lại( khi bạn kết hợp giữa F và A bạn sẽ có B)
Ví dụ: Son môi
F: Nó có thể sử dụng để làm: son môi, má hồng, phấn mắt
A: Được làm từ thiên nhiên
B: Sản phẩm son toàn cho sức khỏe người tiêu dùng
Tương tự như công thức AIDA thì PAS cũng là một công thức bán hàng “kinh điển”. Ban cũng có thể áp dụng nó cho nhiều mặt hàng khác nhau.
5. Công thức 4P( Picture – Promise – Prove – Push)

- Picture: Bạn sẽ đưa ra những hình ảnh hấp dẫn, độc đáo để lôi kéo khách hàng quan tâm đến bài đọc.
- Promise: Đưa ra lời cam kết về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
- Prove : Chứng minh lời cam kết của bạn.
Ví dụ: Đưa ra dẫn chứng về những khách hàng đã từng sử dụng và đánh giá tốt
- Push: Kêu gọi mua hàng. Tương tự như những phương pháp trên, có rất nhiều cách để kêu gọi mua hàng, bạn có thể linh hoạt sử dụng.
6. Công thức 4C
- Clear – Nội dung bài viết cần phải rõ ràng, mạch lạc
- Concise – Thông điệp truyền tải nên gắn gọn, xúc tích
- Compelling – Bài viết phải có sức thuyết phục.
- Credible – Đáng tin cậy
Công thức này được sử dụng như một chuẩn mực cần có trong một bài viết content. Một content bán hàng đỉnh cao phải đáp ứng được đầy đủ những yếu tố này.
7. Công thức 4U( Useful– Urgent – Unique – Ultra Specific)
- Useful: Mang lại lợi ích cho khách hàng.
- Urgent: Làm cho khách hàng cảm thấy vấn đề họ gặp phải rất cấp bách và cần phải giải quyết ngay.
- Unique: Sự độc đáo. Bạn phải chứng minh sự khác biệt, mới lạ của sản phẩm so với thị trường.
- Ultra Specific: Diễn đạt thông tin một cách ngắn gọn và cụ thể.
Theo đánh giá của các chuyên gia, công thức viết content bán hàng này thường phù hợp với các bài viết theo xu hướng, bắt trends.
8. Công thức 3S( Star- Story- Solution)
- Star: Ngôi sao hay cụ thể hơn là một nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật này phải tạo nguồn cảm hứng và dẫn dắt, thu hút người đọc.
- Story: Kể lại câu chuyện của nhân vật chính, họ đã hoặc đang làm gì, vấn đề của họ, trải nghiệm của họ,…
- Solution: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề
Ví dụ: Tuấn là một vị khách đang muốn tận hưởng chuyến du lịch trong mơ đến Paris. Khi đến sân bay Tuấn gặp được chân ái của đời mình. Tuy nhiên vấn đề mà Tuấn gặp phải chính là Tuấn đã đặt phòng để đi Paris, còn cô nàng kia thì lại đang đi tới Việt Nam. Từ đó, mong muốn thay đổi địa điểm được giải quyết bằng việc Tuấn sử dụng Agoda, Tuấn có thể hủy phòng đã đặt trước ở Paris và có thể đặt ngay một phòng tại Việt Nam để đi theo tiếng gọi chân ái của đời mình.
9. Storytelling

Storytelling là kể lại một câu chuyện, đó có thể là thực tế, hoặc được sáng tạo có lồng ghép thông điệp marketing một cách khéo léo. Điều này có tác dụng kết nối cảm xúc của người đọc từ đó nuôi dưỡng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Để một Storytelling đạt được hiệu quả phải có các yếu tố như sau:
- Tính giải trí: Những câu chuyện hay sẽ khơi gợi cảm giác muốn biết chuyện gì xảy ra tiếp theo, khách hàng từ đó bị cuốn hút vào câu chuyện của bạn lúc nào mà họ không hay để ý tới.
- Tính liên quan: Câu chuyện mà bạn định kể phải liên quan tới thông điệp của doanh nghiệp
- Tính độc đáo: Một câu chuyện độc đáo sẽ giúp khách hàng cảm thấy bớt nhàm chán giữa rất nhiều bài viết Storytelling, từ đó tạo ấn tượng và in sâu vào trí nhớ của người đọc.
- Tính đáng nhớ: Mọi người thường hay chú ý đến câu chuyện hài hước hoặc drama,…Hãy tận dụng điều này để ghi dấu ấn và in sâu vào trí nhớ của người đọc.
- Tính thực tế: Một bài viết Storytelling phải truyền tải được thông điệp cốt lõi, giúp người đọc dễ hiểu
Ví dụ: Xin giới thiệu với các bác, em tên là Hân. Hôm nay vì quá bức xúc nên muốn chia sẻ câu chuyện của em cho các cô gì, chú bác. Chẳng là, em có yêu một anh chàng 9 năm và quyết định tiến tới hôn nhân. Mọi chuyện đều diễn ra như mong muốn của em cho đến đêm tân hôn.
Tối hôm đó, sau khi đã tiếp khách xong tụi em về phỏng để tận hưởng cái đêm mặn nồng nhất như bao đôi hôn nhân khác. Chồng em thì “ bóp” ở trên nhưng em không thích và đã nói lớn tiếng “ Sao anh cứ thích bóp ở trên thế”. Anh ấy cũng tức giận nói lại, còn em thì sao “ Em bóp ở dưới làm gì”.
Qua đêm hôm đó, mẹ chồng em có gọi em lại và góp ý “ Hai đứa làm gì mà tối qua cứ bóp trên, bóp dưới thế? Nhẹ nhàng cho hàng xóm còn ngủ chứ!”. Lúc này em giải thích cho mẹ “ Không phải như mẹ nghĩ đâu, hôm qua anh ấy cứ bóp phần trên của hộp kem đánh răng, con thì muốn bóp ở dưới để đỡ lãng phí. Thế là bọn con có hơi lớn tiếng thôi.”
Mẹ em mỉm cười như hiểu được chuyện và bảo em đợi một chút mẹ đưa cho cái này. Hóa ra mẹ đưa cho em cái hộp đựng kem đánh răng tự động, không cần phải dùng tay để bóp mà chỉ cần đặt bàn chải đánh răng là có lượng kem vừa đủ. Sau khi bọn em dùng một thời gian hộp đựng kem đánh răng tự động thì thấy rất thích và đáng đồng tiền bát gạo, chị em nào muốn mua thì em để link ở bên dưới nhé. Cảm ơn các bác.
10. Công thức String

Công thức String là công thức liệt kê, tổng hợp. Công thức này sẽ nhắm thẳng tới sản phẩm/dịch vụ vậy nên cần có bố cục rõ ràng như sau:
- Vấn đề: Hãy chỉ ra những thắc mắc, vấn đề hoặc khó khăn của khách hàng.
- Đưa ra các chuỗi giải pháp: Liệt kê, tổng hợp những phương pháp có ích để giúp người đọc có thể giải quyết vấn đề.
- Kêu gọi hành động: Kết nối với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Ví dụ: Có những cách nào để giảm mỡ bụng nhanh là câu hỏi thắc mắc của đa số bạn đang có vòng 2 quá khổ. Sau đây là 3 cách có thể giảm mỡ hiệu quả:
- Tập thể dục
- Ăn kiêng
- Sử dụng thực phẩm chức năng
Nếu bạn không có thời gian để tập luyện những bài tập hay là quá chán ngấy với việc ăn kiêng khem. Vậy thì hãy mua ngay thuốc giảm mỡ của chúng tôi, sản phẩm sẽ giúp các bạn lấy lại vóc dáng thon gọn như mong muốn.
11. Công thức 5 cản trở
Khi được nghe giới thiệu một sản phẩm/dịch vụ nào đó, chắc chắn họ sẽ có những băn khoăn nhất định. Vì vậy trong bài viết bạn cần phải trả lời 5 câu hỏi sau:
- Tôi không đủ tiền
- Tôi không có thời gian
- Tôi không thích
- Tôi không tin
- Tôi không cần
Ví dụ: Lấy ví dụ thuốc giảm mỡ như trên. Đây là sản phẩm phù hợp với bạn. Thuốc giảm mỡ của chúng tôi có giá thành cạnh tranh và với thu nhập trung bình của người Việt ta, ai cũng có thể mua sản phẩm này. Thay vì phải đến tiệm thuốc, bạn có thể đặt hàng online để mua sản phẩm của chúng tôi. Đây là sản phẩm đã được rất nhiều chị em sử dụng và có phản hồi tích cực, vì vậy đây chắc chắn là sản phẩm mà bạn cần.
Tổng Kết
Trên đây Định đã tổng hợp 11 công thức viết content bán hàng hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng ngay những công thức này để tăng khả năng chốt sale cho doanh nghiệp. Đừng quên! đây chỉ là công thức, bạn có quyền được ứng dụng nó bằng cách của riêng mình sao cho phù hợp với sản phẩm. Hy vọng, bài viết đã mang lại cho những những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào đừng ngại để lại bình luận, Định sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian ngắn nhất.