Freelancer kiếm việc ở đâu? Một câu hỏi mà không ít bạn đặt ra khi nhắc tới làm việc tự do. Làm việc tự do đi đôi với thoải mái về thời gian, địa điểm làm việc, nhưng cũng yêu cầu bạn phải luôn chủ động trong việc tìm kiếm job. Bởi vậy, để đa dạng hóa và nâng cao thu nhập của mình, freelancer nhất định phải biết đến những trang web dành cho freelancer phổ biến hiện nay. Theo dõi đến cuối bài viết để biết Top 9 trang web mà học cùng Định đã cất công tổng hợp kèm theo ưu nhược điểm và tính năng nổi bật của từng trang web nhé!

1. Upwork (upwork.com)
Upwork là một trong số những trang web dành cho freelancer phổ biến nhất toàn cầu. Lĩnh vực của Upwork rất đa dạng, hướng đến mọi ngành nghề. Upwork cũng được biết đến là một nền tảng hoạt động khá chuyên nghiệp, có chính sách bảo vệ, thanh toán cho freelancer chặt chẽ, bởi vậy bạn sẽ rất yên tâm khi hợp tác với website này.
Do tính chất chuyên nghiệp và khắt khe như vậy nên các bước phê duyệt và tính phí của Upwork cũng khá tốn thời gian.
Ưu điểm:
- Có nhiều công việc với đa dạng lĩnh vực khác nhau
- Có cơ hội trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu
- Mức phí tương đối ưu đãi
- Luôn luôn hỗ trợ khách hàng 24/7
Nhược điểm:
- Đòi hỏi freelancer phải có trình độ tiếng Anh tốt vì đa số job là tiếng Anh
- Tỉ lệ canh tranh cao
2. Toptal (toptal.com)
Không giống như phần lớn website dành cho freelancer phổ biến hiện nay, Topal là website chỉ dành cho freelancer thuộc lĩnh vực tài chính, thiết kế và kỹ sư. Website này cũng hướng đến tạo lập một nguồn nhân lực thuộc hàng top, bởi vậy khâu sàng lọc freelancer đầu vào cũng khá kỹ càng. Bạn sẽ phải vượt qua một bài test để được trở thành thành viên của Topal.
Khi đã đăng ký thành công, cơ hội để bạn làm việc trong các dự án lớn, với những đối tác cao cấp cùng mức lợi nhuận cao là rất lớn.
Ưu điểm:
- Website dành cho freelancer thuộc lĩnh vực tài chính, thiết kế và kỹ sư
- Quy trình sàng lọc cực kỳ nghiêm ngặt
- Có nhiều dự án lớn, đối tác cao cấp và lợi nhuận cao
Nhược điểm:
- Khâu sàng lọc kỹ lưỡng, đồi hỏi freelancer phải là người có chuyên môn
3. Freelancer (freelancer.com)
Freelancer hẳn là trang web dành cho freelancer phổ biến nhất nhì mà hầu như bạn nào cũng biết. Đây là nền tảng nước ngoài, phù hợp với những bạn khá tiếng Anh.
Freelancer.com đang được khoảng 25 triệu nhà tuyển dụng và ứng viên làm việc trong tất cả các lĩnh vực tin dùng. Thông tin đăng tuyển trên website rất rõ ràng gồm mức lương, địa chỉ, mô tả công việc, đánh giá về nhà tuyển dụng… Nói chung, bạn có thể yên tâm khi làm việc thông qua Freelancer.
Nền tảng này còn có bản mobile app để bạn tiện theo dõi và quản lý công việc. Tuy nhiên, các bản nâng cao của app sẽ mất phí, còn lại phí hợp tác của freelancer cũng khá linh động, không thuộc hàng “đắt đỏ” nên bạn không cần lo lắng nhé.
Ưu điểm:
- Công việc đa dạng với nhiều lĩnh vực
- An toàn và bảo mật cao
- Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7
Nhược điểm:
- Phần lớn ngôn ngữ là tiếng Anh
- Canh tranh cao đòi hỏi các freelancer là người thật sự có kỹ năng
4. Guru (guru.com)
Tiếp tục là một trang web dành cho freelancer phổ biến toàn cầu, các ngành nghề, lĩnh vực công việc trên Guru rất đa dạng. Các thao tác tạo tài khoản trên Guru cũng khá nhanh gọn và đơn giản, không mất nhiều thời gian. Về cơ bản, bản miễn phí đã cho phép bạn tạo hồ sơ và nhận job, tuy nhiên khi đăng ký thành viên và trả phí, bạn sẽ tăng cơ hội nhận job cao hơn với mức phí trả cho nền tảng thấp hơn.
Ưu điểm:
- Phù hợp với những người muốn trở thành freelancer tự do lâu dài
- Không cần phải trả phí
- Thanh toán qua thẻ tín dụng
Nhược điểm:
- Giao diện không quá bắt mắt
- Mức độ canh trang cao hơn so với các trang web dành cho freelancer khác
5. 99designs (99designs.com)
99designs là “sân chơi” cho các freelancer trong lĩnh vực thiết kế trên khắp thế giới, bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế web, bìa sách, áo phông…, nói chung là tất cả những công việc liên quan đến thiết kế. 99designs được thành lập từ năm 2008, đến nay đã có hơn 1 triệu dự án khác nhau được hoàn thành trên nền tảng này.
99designs cung cấp một forum dành riêng cho cộng đồng design freelance, nơi mọi người trao đổi về công việc và hỗ trợ lẫn nhau. Cộng đồng này được đánh giá là hoạt động rất tích cực, vì vậy, bạn có thể cân nhắc đến nền tảng này nếu muốn mở rộng cơ hội học hỏi và làm quen với đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Ưu điểm:
- Trang web này dành cho các nhà thiết kế
- Website bắt mắt, không quá phức tạp nên dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Chi phí thiết kế khá đắt đỏ
- Phần lớn là các công ty thiết kế nước ngoài
- Cạnh trạnh cao hơn so với các trang web thiết kế dành cho freelancer khác
6. PeoplePerHour (peopleperhour.com)
Nếu là một content writer, copywriter, lập trình web hay người chuyên phụ trách mảng SEO thì đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn. PeoplePerHour là vùng đất màu mỡ để bạn tìm kiếm các job liên quan đến quản trị và thiết kế website, tuy nhiên mức giá và chi phí trả cho nền tảng khá phức tạp. Bạn sẽ phải dành chút thời gian để tìm hiểu trước khi quyết định hợp tác.
Ưu điểm:
- Nhiều lĩnh vực công việc khác nhau để bạn thỏa sức chọn lựa
Nhược điểm
- Mức giá đặt cao
- Các khoản phí phải trả trên web được đánh giá là “rất cao”
7. Freelance Writing Gigs (freelancewritinggigs.com)
Được đánh giá bởi nhiều trang thông tin nước ngoài là một trong số những website “xịn sò” cho dân viết lách, Freelance Writing Gigs là nơi bạn nên ghé để tìm những job viết bài, biên tập, biên dịch… bằng nhiều thứ tiếng nếu có đủ trình độ về ngoại ngữ.
Bên cạnh việc cập nhật thông tin tuyển dụng cho dân viết lách, website này còn có rất nhiều thông tin cho các bạn tham khảo để nâng cao tay nghề viết cũng như kỹ năng dịch thuật của mình.
Ưu điểm:
- Kết nối với các nhà tuyển dụng lớn trên toàn cầu
- Tỷ lệ nhận được công việc nằm ở mức cao
Nhược điểm:
- Ứng viên cần thông thạo kỹ năng tiếng Anh, dịch thuật
- Phải là người có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể
- Các freelancer phải trả 15 USD/tháng cho gói cơ bản
8. FreelancerViet (freelancerviet.vn)
FreelancerViet là trang web tuyển dụng – Tìm việc – Giới thiệu ứng viên do người Việt sáng tạo và hướng đến cộng đồng việc làm tại Việt Nam. Đối với freelancer, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, tạo profile cá nhân là có thể bắt đầu hành trình tìm kiếm job.
Tại FreelancerViet có rất nhiều tính năng được tích hợp nhằm tối ưu hiệu quả làm việc ngay trên website như: Phỏng vấn, trao đổi công việc, gửi nhận file … Riêng đối với freelancer, nền tảng cũng có cơ chế bảo vệ thanh toán để bạn yên tâm nhận được đúng thù lao đã cam kết.
Ưu điểm:
- Ít cạnh tranh
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt
Nhược điểm
- Công việc không nhiều
- Một số tiện ích muốn sử dụng phải trả phí
9. VLance (vlance.vn)
Cho đến nay, vLance cũng là một trong những trang web dành cho freelancer phổ biến nhất tại Việt Nam bằng cách tạo ra môi trường công bằng, thân thiện, đảm bảo thanh toán và quyền lợi cho các bên.
Vlance cung cấp bộ lọc rất chi tiết theo lĩnh vực công việc, theo hình thức làm việc, trả lương, địa điểm,… nên rất dễ để tìm kiếm công việc phù hợp.
Ưu điểm:
- Ngôn ngữ sử dụng tiếng Việt
- Có đang dạng công việc với các lĩnh vực khác nhau
Nhược điểm
- Mức độ canh tranh tương đối cao
- Yêu cầu người dùng phải xác nhận thông tin
Tổng Kết
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp một cách rất chi tiết về ưu nhược điểm và đối tượng hướng đến của trang web dành cho freelancer phổ biến hiện nay. Lời khuyên là hãy tự mình trải nghiệm từng trang web tùy theo lĩnh vực và mục đích để mở rộng cơ hội tìm việc cho mình, bạn nhé!