5 nền tảng tạo và viết blog miễn phí

Blog là một trong những công cụ hiệu quả để chia sẻ thông tin cũng như tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho cả bản thân bạn cũng như doanh nghiệp của mình. Thế nhưng liệu bạn đã biết cách tạo ra một trang blog miễn phí và hiệu quả chưa nhỉ? Trong bài viết này học cùng Định sẽ chia sẻ 5 nền tảng tạo và viết blog miễn phí tốt nhất hiện nay.

Tạo và viết blog miễn phí là như thế nào? 

Viết blog có thể được xem là một công việc cần phải được duy trì, xây dựng và phát triển nội dung trên nền tảng được lựa chọn bởi người dùng. Nội dung của các bài viết này thường liên quan đến những thông tin về nghiên cứu, bình luận, phân tích của cá nhân xoay quanh một chủ đề cụ thể nào đó, cùng với hình ảnh, video hoặc âm thanh giúp việc minh họa, trực quan tốt hơn cho người đọc.

Việc tạo và viết blog miễn phí có thể được hiểu như là việc tạo ra một tên miền riêng và đăng bài viết thoải mái không tốn phí trên các nền tảng chuyên dụng. Khi bắt đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển blog cá nhân thì mọi người thường ưu tiên lựa chọn thử nghiệm chức năng các nền tảng cung cấp miễn phí trước.

Lúc đã sở hữu được lượng người xem nhất định và xây dựng thương hiệu thành công, người viết mới nâng cấp tài khoản và bắt đầu kiếm tiền từ công việc lồng ghép, giới thiệu và quảng cáo các sản phẩm hay dịch vụ đến người đọc. 

tạo và viết blog
Tạo và viết blog miễn phí là như thế nào? 

Ba đặc điểm thông dụng của nền tảng viết blog miễn phí

Đầu tiên, hãy cùng xem qua một vài đặc điểm tiêu biểu của việc viết blog miễn phí nhé:

Tiết kiệm nguồn nhân lực

Nhờ việc tạo tài khoản viết blog miễn phí trên các nền tảng online nên người dùng không cần phải kiểm tra việc lưu trữ thông tin, dữ liệu sao chép hay nâng cấp, bảo trì hệ thống phần mềm,… Những việc đó đã có đội ngũ kỹ sư riêng trên nền tảng hỗ trợ quản lý thay cho hàng triệu người dùng.

Sử dụng nền tảng dễ dàng 

Các nền tảng tạo và viết blog miễn phí đều hướng dẫn người dùng sử dụng và tạo tài khoản chỉ trong vài phút rồi đăng bài viết nhanh chóng trên nền tảng đó mà không cần biết nhiều về công nghệ hay thuật toán.

Hạn chế các tính năng cao cấp

Việc sử dụng tài khoản miễn phí 100% nên người dùng ban đầu sẽ bị hạn chế các tính năng như đặt banner, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ trong bài viết hay blog cá nhân . Tất cả những chức năng đó có trong tài khoản trả phí và thường được người dùng mua để nâng cấp trong việc kiếm tiền từ công việc viết blog của họ. 

tạo và viết blog miễn phí
Giới thiệu cách tạo và viết blog với 5 nền tảng hoàn toàn miễn phí dành cho người mới thử khả năng viết lách của bản thân 

5 nền tảng viết blog miễn phí hiện nay

Hãy cùng điểm qua một số ưu và nhược điểm của các trang tạo và viết blog miễn phí đang phổ biến nhất trên thị trường hiện nay nhé.

WordPress.com

WordPress – một trong những nền tảng cho phép người dùng tạo blog không mất phí quản lý bởi công ty Automatic – doanh nghiệp sở hữu bộ mã nguồn WordPress.org. Người dùng chỉ cần tạo tên miền theo định dạng “tên.wordpress.com” là đã có thể bắt tay viết bài đăng đầu tiên của mình. 

Ưu điểm:

  • Chỉ cần có email để đăng ký tài khoản tạo viết blog.
  • Có nhiều giao diện lựa chọn miễn phí cùng với những tính năng soạn thảo văn bản và viết bài với nhiều tùy biến để cho người dùng lựa chọn.
  • Dễ dàng cho người dùng chuyển sang blog trả phí chỉ sau vài cú nhấp chuột.

Nhược điểm:

  • Dung lượng miễn phí bị hạn chế và được dùng cỡ tối đa 3GB và tên miền tạo đính kèm với cụm “wordpress.com”.
  • Không được chỉnh sửa tùy ý code, cài đặt các plugin ngoài để mở thêm chức năng hay đặt quảng cáo sản phẩm, dịch vụ vào blog để kiếm tiền.
  • Nền tảng WordPress.com sẽ tự động hiển thị quảng cáo bất kì trên bài đăng của người dùng.

Blogger.com (hay còn gọi là Blogspot)

Đây là sản phẩm của Google dành cho những người yêu thích các sản phẩm từ hãng và cũng được nhiều người biết đến khi tìm kiếm địa chỉ tạo và viết blog.  

Ưu điểm: 

  • Đảm bảo việc bảo mật tốt và hỗ trợ từ nhà sản xuất Google.
  • Có thể chỉnh sửa code theo ý thích, tạo tài khoản và các thao tác soạn thảo, định dạng bài viết đơn giản và dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Ít giao diện và cập nhật mới nên ít người sử dụng mà chỉ dùng như nhật kí theo dõi cột mốc sự kiện trong cuộc đời.
  • Cần am hiểu về mã code nếu muốn can thiệp trong việc tối ưu và chỉnh sửa tùy ý.
  • Có thể bị Google xóa hoặc dừng blog mà không có thông báo trước cho người dùng.

Medium.com

Đây là nền tảng được ra mắt vào năm 2012 và trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội nổi tiếng hiện nay. Medium.com thuộc top 5 nền tảng tạo và viết blog miễn phí được nhiều người tin dùng.

Ưu điểm:

  • Đăng ký nhanh gọn qua email, tài khoản Facebook, Twitter,… và dễ sử dụng do được tối ưu hóa đơn giản giao diện trên Medium.com.
  • Viral content marketing bùng nổ phát triển tại nền tảng do có được lượng cộng đồng người dùng lớn trên thế giới.
  • Giúp người đọc tập trung và trải nghiệm bài viết theo các lĩnh vực đăng ký để hạn chế việc chiêu trò quảng cáo không lành mạnh.

Nhược điểm:

  • Ít tùy biến, không được can thiệp chỉnh sửa code hay thay đổi giao diện, đặc biệt là không chèn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ để kiếm tiền.
  • Không có tên miền riêng và tài khoản người dùng sẽ theo định dạng “medium.com/@tên”, ngoài ra khi mất blog đồng nghĩa với việc mất toàn bộ lượng người theo dõi do nền tảng này sở hữu người đọc của bạn. 

Wix.com

Nền tảng Wix.com cho phép người dùng sử dụng những template, theme sẵn có miễn phí cùng với công cụ hỗ trợ giúp chỉnh sửa, tạo ra giao diện riêng theo ý thích cá nhân người dùng. Đây cũng là nền tảng phổ biến được nhắc đến khi bạn đọc bắt đầu tạo và viết blog với 5 nền tảng hoàn toàn miễn phí.

Ưu điểm: 

  • Kho lưu trữ những thiết kế template, giao diện phong phú và đa dạng.
  • Người dùng có thể chỉnh sửa, thay đổi và trang trí giao diện theo phong cách riêng trong việc tạo blog nhanh chóng, tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.

Nhược điểm:

  • Giới hạn các chức năng, dung lượng lưu trữ ít và tự động hiển thị các quảng cáo khi đăng ký tài khoản miễn phí. Đặc biệt, người dùng sẽ khó thay đổi giao diện hiện có trong blog.
  • Số lượng người dùng trên Wix.com tăng trưởng chậm tại thị trường Việt Nam.
  • Tạo tên miền phụ theo định dạng “tên.wix.com”.
nền tảng tạo và viết blog
Nền tảng Wix.com – một trong những nền tảng viết blog miễn phí phổ biến hiện nay

Weebly.com 

Nền tảng này chức năng tương tự giống như Wix.com trong việc cho phép người dùng tự do sáng tạo giao diện dựa trên các template có sẵn cùng với các công cụ hỗ trợ bên ngoài trên Shopify (shop trực tuyến).

Ưu điểm:

  • Kho chứa nhiều thiết kế template mẫu hiện đại để người dùng chỉnh sửa theo ý thích cá nhân.
  • Dễ dàng tạo được shop trực tuyến (online store) với đầy đủ các công cụ hỗ trợ khác nhau.

Nhược điểm:

  • Tài khoản miễn phí là tên miền phụ (subdomain) theo định dạng “xxx.weebly.com).
  • Hạn chế theme và template, ngoài ra không cài đặt được các plugin khác để hỗ trợ mở rộng các tính năng.
  • Quảng cáo tự động xuất hiện và không thể xóa hay loại bỏ trên blog bài viết của người dùng.
  • Số trang bài viết được đăng trên tài khoản blog miễn phí tối đa là 6 trang. 

Những điều cần biết trước khi bắt đầu viết blog

Nếu bạn đã lựa chọn gắn bó với công việc viết blog, hãy lưu ý một vài kinh nghiệm từ những người đi trước trong ngành này và cùng phát triển một trang blog hiệu quả hơn nhé.

Kinh nghiệm trong việc lựa chọn nền tảng viết blog 

Để có thể tạo và viết blog miễn phí thì có một vài mẹo nhỏ dành cho người dùng để lựa chọn nền tảng phù hợp với nhu cầu như sau:

  • Nếu bạn đọc đang muốn thử sức mình xem khả năng viết lách, viết blog hiện nay có ổn hay không thì nền tảng WordPress.com có đầy đủ chức năng miễn phí cho thỏa sức sáng tạo. Ngoài ra, bạn có thể chuyển sang nền tảng WordPress.org trả phí để có thể kiếm tiền một cách dễ dàng.
  • Nếu bạn là người hay dùng sản phẩm của Google thì lựa chọn đăng ký tài khoản Adsense trên nền tảng Blogger.com để bắt đầu công việc viết lách của mình là phù hợp nhất. Đặc biệt, việc chuyển đổi nhà cho blog từ Blogger.com sang WordPress.org cũng không gặp khó khăn nhiều.
  • Nền tảng Medium.com thì phù hợp cho những ai yêu thích sự kết nối, chia sẻ và xây dựng thương hiệu cá nhân riêng theo những cộng đồng có các lĩnh vực riêng phân bố theo chủ đề mà bạn đọc yêu thích và hiểu biết rõ. 
  • Hai nền tảng Wix.com và Weebly.com lại là lựa chọn dành cho những bạn thích thử sức sáng tạo và mới mẻ của các công cụ hỗ trợ. 
viết blog
Kinh nghiệm trong việc lựa chọn nền tảng tạo và viết blog 

Các bước viết blog thu hút người đọc 

Để viết blog thu hút người đọc bạn nên làm theo các bước sau:

Bước 1: Hiểu được người dùng cần gì

Trước khi bắt đầu viết bài thì bạn nên trả lời những câu hỏi sau để xác định được người đọc muốn đọc gì:

  • Thông tin mà người đọc muốn xem và tìm hiểu?
  • Điều gì mà bài viết thu hút người đọc (nội dung, tiêu đề, cách viết bài,..)?

Khi viết blog, bạn cần phải tự phát triển nội dung thông qua quá trình tổng hợp và đúc kết thông tin theo cách của bạn.

Sau đó, bạn cần tạo domain trước khi viết blog cùng với 2 nhân tố sau:

  • Mạng lưới hệ thống quản lý nội dung – CMS
  • Dịch vụ lưu trữ Domain hoặc Subdomain với trang Website Host

Bước 2: Thiết kế giao diện của blog cá nhân

Đầu tiên lựa chọn chủ đề (theme) phù hợp, lôi cuốn và thu hút người đọc. Dựa vào hai yếu tố chính là thương hiệu (logo) hoặc tên và trang giới thiệu (about) để người đọc biết được thông tin, lý do và mục tiêu để tạo ra blog này.

Bước 3: Xác định chủ đề bài viết đầu tiên của blog

Bạn sẽ cần phải xem xét về điểm mạnh, sở trường và kiến thức của bạn thuộc lĩnh vực nào. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi một vài điểm như phạm vi tiếp cận người đọc, khung giờ đăng bài, … trong việc tạo và viết blog để thu hút người đọc bằng bài blog mới lạ, hấp dẫn hơn.

Bước 4: Chọn tiêu đề (Title) bài viết phù hợp

Điều này không những giúp người viết tiếp cận đúng thông tin người đọc cần mà còn hỗ trợ phát triển bài viết tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn nên tách đoạn bài viết từ 3-4 dòng mỗi đoạn. Đồng thời, hãy chèn ảnh minh họa để người đọc dễ dàng theo dõi bài viết mà không bị nhàm chán.

nền tảng tạo và viết blog miễn phí
Các bước viết blog để thu hút người đọc mà người viết cần biết

Bước 5: Sắp xếp thông tin rõ ràng, trật tự hợp lí

Việc này nhằm mục đích để người đọc tiện theo dõi nội dung. Bên cạnh đó còn giúp người viết biết được điểm nào cần nêu trong bài. Ngoài ra, còn có những công cụ giúp bạn đọc trong việc tìm các từ đồng nghĩa (Power Thesaurus), tạo không gian viết nháp riêng (ZenPen) hoặc hỗ trợ gợi ý viết câu (Cliché Finder).

Dưới đây là các bước để làm nên một bài blog hoàn chỉnh:

  • Lập kế hoạch chi tiết cho việc đăng bài viết bao gồm: 
    • Chủ đề blog mà bạn hướng đến để giữ được “chất” riêng của bài viết.
    • Lập dàn bài để phát triển ý tưởng, hướng đi của bài viết để tránh việc lạc đề hoặc thiếu nội dung.
    • Tìm kiếm, nghiên cứu và chọn lọc thông tin chính xác để viết bài. 
  • Sáng tạo tiêu đề bài viết :
    • Tùy theo tâm lý người đọc mà có 2 cách viết: tiêu đề cụ thể để nhắm trúng đối tượng đọc, hoặc tiêu đề trừu tượng để lôi cuốn sự tò mò các độc giả khác.
    • Hai cách để lựa chọn tiêu đề bài viết: một là quyết định tiêu đề trước rồi lập dàn ý nội dung bài viết, hoặc hai là đặt tên tiêu đề phù hợp với bài viết.
  • Viết nháp trước. Hãy viết càng nhiều càng tốt, bởi vì đây là lúc bạn có thể đọc lại, chỉnh sửa và trau chuốt ý dễ dàng hơn. Hãy lưu ý khi viết, bạn có thể tập trung vào phần nội dung chính của bài trước. Sau đó, phần giới thiệu với phần kết có thể viết sau cùng để đảm bảo mạch lạc bài viết.
  • Kết hợp chèn hình ảnh để giúp tăng giá trị bài viết, nhấn mạnh tiêu đề bài viết và người xem dễ theo dõi và hiểu được nội dung bài viết đang hướng tới.
  • Chỉnh sửa và hoàn thiện bài viết:
    • Nhờ người khác đọc và kiểm tra lại một số lỗi như lặp từ, lỗi ngữ pháp, sự mạch lạc của bài viết và giá trị thông tin mà bài viết mang lại.
    • Giữ câu và đoạn văn (khoảng 4-5 dòng) ngắn gọn, mạch lạc để người đọc tiện theo dõi.
    • Chỉnh sửa bài viết thường xuyên và cắt giảm những phần không cần thiết để hoàn thiện bài viết tốt hơn.

Bước 6: Chỉnh sửa bài đăng và định dạng bài viết cho phù hợp

Nhớ chỉnh sửa bài đăng và định dạng bài viết phù hợp mà vẫn đầy đủ yếu tố như hình ảnh đại diện hấp dẫn, trình bày thu hút, chủ đề và những từ khóa lặp lại trong bài để tối ưu hóa bài viết. Ngoài ra, người viết cần phải thêm call-to-action (CTA) vào cuối bài viết để biết được người xem làm gì tiếp theo.

Đặc biệt, việc tối ưu hóa chuẩn SEO cho trang bài sẽ giúp trang blog của bạn dễ dàng hiển thị trong trang đầu hiển thị kết quả trên thanh công cụ tìm kiếm của người đọc. 

Bước 7: Chọn title (tiêu đề) hấp dẫn, thu hút người đọc

Đầu tiên, bạn cần phải xem xét và chọn viết tiêu đề sao cho phù hợp với nội dung bài viết. Sau đó, bạn cần chỉnh sửa lại làm sao cho tiêu đề rõ ràng, chính xác, thu hút người đọc. Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí chèn từ khóa vào tiêu đề sao cho tự nhiên để tối ưu hóa SEO.

Lưu ý, bạn nên đảm bảo tiêu đề bài viết của bạn nằm trong khoảng 65 kí tự để phù hợp với tiêu chuẩn của Google và giúp dễ dàng hiển thị đầy đủ title trên thanh công cụ tìm kiếm. Cuối cùng bài viết đã sẵn sàng để xuất bản rồi nè.

Lựa chọn nền tảng tạo và viết blog miễn phí
Lựa chọn nền tảng tạo và viết blog miễn phí phù hợp là bước đầu mở ra công việc viết lách của cá nhân mỗi người 

Tổng Kết

Với những thông tin trên bạn có thể bắt tay vào để tạo và viết blog của riêng mình. Chúc các bạn sẽ có thật nhiều bài viết chất lượng và nhận được nhiều sự thích của độc giả. Đừng quên đồng hành với học cùng Định để theo dõi thêm nhiều bài chia sẻ bổ ích và hấp dẫn nữa nhé.

7 Shares:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
You May Also Like