Các bước xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp

Chiến lược Marketing là một trong những điều vô cùng rộng rãi. Một chiến lược tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và thành công. Bạn cần có những chiến lược phù hợp đối với từng doanh nghiệp khác nhau. Bạn cũng cần kết hợp nhiều phương pháp marketing vào chiến lược của mình để đạt hiệu quả cao hơn. Để có được một chiến lược marketing tốt Học cùng Định mời bạn cùng tham khảo những chia sẻ sau để có thể hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Chiến lược marketing cho doanh nghiệp quan trọng như thế nào?

chiến lược marketing
Chiến lược marketing quyết định đến thành công của doanh nghiệp

Mời bạn cùng tìm hiểu chiến lược marketing là gì? và quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp:

Đưa ra mục tiêu cụ thể

Marketing là một chiến lược nhằm đưa ra những kế hoạch và những giải pháp giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình. Việc marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu trọng kinh doanh như đã kỳ vọng. Trong chiến lược quảng bá thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu quảng bá ngắn hạn hoặc dài hạn.

Đưa ra định hướng phát triển

Chiến lược quảng bá sẽ giúp cho doanh nghiệp thời gian và lộ trình rõ ràng. Và việc lập các chiến lược marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể kiểm soát tốt được sự tiến triển của doanh nghiệp. Ngoài ra chiến lược này còn đảm bảo được sự phát triển của doanh nghiệp sẽ đi theo đúng hướng.

Giúp cho sự phối hợp giữa các đội ngũ tốt hơn

Khi lập chiến lược cho doanh nghiệp thì đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được giao nhiệm vụ cần thiết. Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ nắm rõ từng hạng mục của mình vì vậy sẽ biết rõ được sự phát triển của hệ thống. Việc này sẽ tránh mọi người dồn vào mục tiêu chung và khiến cho doanh nghiệp không phát triển.

Tiết kiệm được nguồn nhân lực

Khi thực hiện chiến lược thì sẽ đảm bảo được nguồn nhân lực sẽ phân bổ đều cho các công việc. Sẽ không bị trùng lặp việc với nhau vì vậy sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực cho chủ doanh nghiệp.

Kiểm soát tốt sự phát triển cho doanh nghiệp

Khi thực hiện chiến lược thì sẽ hoặc định và kiểm tra kỹ các vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy những phát sinh không mong muốn sẽ dễ dàng giải quyết và kiểm soát. Hiệu quả công việc cũng sẽ tăng, giúp cho doanh nghiệp phát triển theo mong muốn.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Các chiến lược marketing
Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Sau đây là quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp:

Bước 1: xác định mục tiêu

Mục tiêu trong marketing sẽ bao gồm nhiều mục tiêu như:

  • Định vị thương hiệu.
  • Doanh số sản phẩm bán ra.
  • Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại.
  • Tài chính cần chi tiêu.
  • Lựa chọn sản phẩm chính cho doanh nghiệp
  • Tham khảo thêm các tư vấn chiến lược marketing từ những người đi trước.

Bước 2: nghiên cứu và phân tích thị trường

Mục đích của việc nghiên cứu và phân tích thị trường sẽ đánh giá được xu hướng cần thiết của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra việc phân tích thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được ưu điểm và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. Công việc nghiên cứu và phân tích thị trường sẽ bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các công cụ digital marketing.

Bước 3: xác định thị trường cần hướng đến

  • Cần phân khúc theo hành vi và nhu cầu của thị trường.
  • Đo lường thị trường cần hướng đến. 
  • thị trường đủ lớn để doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ đó.
  • Thị trường cần ổn định và không bị mất trong thời gian ngăn.
  • Thị trường cần đáp ứng được các chiến lược quảng bá của doanh nghiệp bạn.

Bước 4: lên chiến lược marketing

Một chiến lược marketing sẽ bao gồm nhiều chiến lược nhỏ trong đó như:

  • Phân tích chiến lược marketing.
  • Chiến lược về giá thành của sản phẩm.
  • Chiến lược truyền thống.
  • Chiến lược về con người.
  • Chiến lược từ nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm.
  • Chiến lược về kỹ thuật.
  • Chiến lược về quảng bá thương hiệu.
  • Chiến lược vận hành hoạt động.
  • Chiến lược dành cho hậu cần và kho.

Bước 5: triển khai và thực hiện

  • Triển khai bán hàng
  • Lên kế hoạch về giá.
  • Lên kế hoạch nhận và giao hàng.
  • Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng.
  • Lên kế hoạch cho truyền thông quảng bá thương hiệu.
  • Lên kế hoạch việc đầu tư vốn.
  • Lên kế hoạch về việc bán hàng.
  • Tổ chức về việc sản xuất và cung cấp nguồn sản phẩm.
  • Lên kế hoạch hỗ trợ về vấn đề kỹ thuật.

Bước 6: Theo dõi sự phát triển của từng giai đoạn

  • Xây dựng mục tiêu phấn đấu tiếp theo.
  • Theo dõi sự phát triển của từng giai đoạn trong chiến lược.
  • Theo dõi sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm.

Mổ xẻ những chiến lược marketing của những doanh nghiệp lớn

Chiến lược marketing của vianmilk
Chiến lược marketing của Vinamilk

Mời bạn cùng tìm hiểu những chiến lược marketing của một số doanh nghiệp lớn:

Chiến lược marketing của Vinamilk

  • Quảng bá thương hiệu qua fanpage: Vinamilk quảng bá thương hiệu của mình qua fanpage có lượt theo dõi lên đến 626.267 người. Đây là một chiến lược giúp cho Vinamilk tiếp cận khách hàng của mình dễ dàng hơn trong thời đại công nghệ hiện nay. Và Vinamilk thường đưa ra những cuộc thi trên fanpage của mình.
  • Quảng bá sản phẩm qua billboard ngoài trời: Đây là một phương pháp quảng bá thương hiệu truyền thống và giúp tạo độ nhận dạng thương hiệu của mình đối với khách hàng.
  • Quảng bá thương hiệu qua truyền hình: khi sử dụng phương pháp quảng bá này sẽ giúp cho khách hàng có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và phương pháp này cũng thu hút được lượng khách cao.

Chiến lược marketing của Coca-cola

Coca-Cola sử dụng chiến lược marketing của mix bao gồm: Product, price, place, promotion.

  • Chiến lược Coca Cola – Product: Coca-cola đa dạng hoá sản phẩm của mình theo nhu cầu của thị trường. Công ty đã đưa thêm nhiều sản phẩm ra thị trường để cạnh tranh với thương hiệu pepsi và cũng nhắm vào xu hướng của thị trường hiện nay. 
  • Chiến lược Coca Cola – Price: Giá cả là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với cả khách hàng và doanh nghiệp. Giá cả tác động đến chiến lược marketing và ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Các marketers sẽ thiết lập một mức giá phù hợp trong chiến lược marketing mix.
  • Chiến lược Coca Cola – Place: Coca-cola phân phối sản phẩm của mình ở tất cả các cửa hàng lớn nhỏ giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được khi cần. Mạng lưới phân phối của Coca-cola có thể chinh phục được các thị trường ở nông thôn của rất nhiều nước.
  • Chiến lược Coca Cola – Promotion: Coca-cola thực hiện quảng cáo với mục đích có thể đánh giá được cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Coca-cola truyền tải những thông điệp đẹp và mang tính nhân văn cao đến với tất cả các khách hàng của mình.

Chiến lược marketing của shopee

Chiến lược marketing của shopee
Chiến lược marketing của Shopee

Chiến lược marketing của shopee cũng áp dụng chiến lược 4P Mix như sau:

  • Chiến lược quảng bá sản phẩm: Shopee thu hút khách hàng bằng việc phát triển các ứng dụng. Họ tối ưu các trang web và phát triển nhiều ngôn ngữ khác nhau. Shopee thiết kế giao diện phù hợp với thói quen của người dùng.
  • Chiến lược về giá: đây được xem là chiến lược thành công nhất của shopee. Shopee có đội ngũ khảo sát giá và tìm hiểu các vấn đề về thị trường hiện nay. Ngoài việc thu hút khách hàng bằng những yếu tố như ứng dụng thông minh thì shopee còn thu hút khách hàng với mức giá bán cạnh tranh cao trên các sàn thương mại điện tử và cả chợ truyền thống.
  • Chiến lược về điểm bán: khách hàng có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi với những ứng dụng dành cho các thiết bị điện tử thông minh và cả các trình duyệt web.
  • Chiến lược chiêu thị: shoppe đẩy mạnh thông tin trên các trang mạng xã hội và các nền tảng truyền thông lớn.

Tổng kết

Học Cùng Định đã chia sẻ với bạn về chiến lược marketing một cách rất chi tiết. Hy vọng Định đã mang lại cho bạn những kiến thức vô cùng hữu ích và sẽ là nền tảng để bạn học tập, phát triển. cảm ơn bạn đã cùng Định có những trải nghiệm thú vị.

4 Shares:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
You May Also Like